-
- Tổng tiền thanh toán:
Chu vi đa giác là một phép tính luôn có trong toán học, các bạn nhỏ đã được tiếp xúc với chu vi đa giác căn bản vào lớp 3 trong bộ môn toán học. Nhưng có các dạng chu vi đa giác ở mức độ cao hơn mà các bạn chưa được tiếp xúc, vậy đó là gì ? Hãy cùng HappyMath tìm hiểu về nó ở dưới đây.
Đa giác trong hình học
Đa giác trong hình học là dạng hình có các đỉnh và các cạnh, số lượng đỉnh và cạnh có thể thay đổi. Nhưng một hình đa giác phải có ít nhất 3 cạnh, thường được dùng để giải quyết các vấn đề trong toán học.
-
Ví dụ:
-
Tam giác: 3 cạnh, 3 đỉnh
-
Tứ giác: 4 cạnh, 4 đỉnh
-
Ngũ giác: 5 cạnh, 5 đỉnh
Tính chu vi đa giác để làm gì
Chu vi đa giác là một phép tính quan trọng trong toán học, biết cách tính chu vi đa giác có thể áp dụng trong toán học cũng như ngoài đời sống.
-
Trong toán học: thường có các công thức tính chu vi đa giác để tính diện tích của đa giác, tính thể tích của các vật có hình dạng đa giác,..
-
Trong nghệ thuật: chu vi đa giác hỗ trợ tạo ra các sản phẩm nghệ thuật có chứa các hình dạng đa giác ví dụ như một bức tranh ngôi sao.
-
Trong kỹ thuật: được sử dụng như để thiết kế các hình dạng khác nhau chẳng hạn như máy bay, ô tô, …
Những điều cần chú ý khi tính chu vi hình đa giác
Để đảm bảo độ chính xác cao và tránh sai sót của các hình dạng ta cần chú ý các điều sau:
-
Cần xác định rõ các góc cạnh và đỉnh: nhằm đo lường chính xác các độ dài của mỗi cạnh, để tính chu vi đa giác.
-
Xác định các loại đa giác: mỗi loại đa giác đều có các công thức riêng biệt, phải chú ý kĩ xem bạn có đang áp dụng đúng công thức hay không.
-
Chú ý đơn vị đo lường: xác định các cạnh được đo trong một đơn vị đo lường để tránh việc sai sót trong quá trình tính toán.
Xem thêm: Tìm hiểu các loại góc hình học trong toán tiếng anh
Công thức tính chu vi đa giác
Dưới đây là một số các công thức tính chu vi đa giác trong toán học:
-
Công thức tính của chu vi đa giác đều
-
Công thức như sau: P = n x s
-
Trong đó:
-
P là chu vi của đa giác đều
-
n là số đỉnh của đa giác đều
-
s là độ dài của mỗi cạnh đa giác đều
-
Ví dụ, chu vi đa giác đều của một hình vuông với mỗi cạnh có độ dài là 6cm, áp dụng công thức ta có:
-
P = 4 x 6 = 24cm.
-
Cách tính chu vi hình tam giác
-
Chu vi của hình tam giác bằng tổng độ dài của ba cạnh, ta có công thức tổng sau: P = a + b + c
-
Trong đó:
-
P là chu vi của hình tam giác
-
a,b,c được xem là độ dài ba cạnh tam giác
-
Ví dụ, chu vi của một hình tam giác có độ dài các cạnh lần lượt là 4cm, 6cm, 8cm dựa vào công thức ta có:
-
P = 4 + 6 + 8 =18cm.
-
Cách tính chu vi hình tứ giác
-
Cách tính chu vi hình tứ giác giống chu vi hình tam giác, tuy nhiên ở hình tứ giác ta có tổng độ dài là bốn cạnh. Vì vậy, chu vi hình tứ giác có công thức: P = a + b + c + d
-
Trong đó:
-
P là chu vi của hình tứ giác
-
a,b,c,d là độ dài của bốn cạnh tứ giác
-
Ví dụ, chu vi của một hình tứ giác có độ dài bốn cạnh lần lượt là 4cm, 6cm, 8cm, 10cm dựa vào công thức ta có:
-
P = 4 + 6 + 8 + 10 = 28cm
-
Cách tính chu vi hình ngũ giác
-
Cách tính chu vi hình ngũ giác là cộng các độ dài của các cạnh lại với nhau, nên công thức như sau: P = a + b + c + d + e
-
Trong đó:
-
P là chu vi của hình ngũ giác
-
a,b,c,d,e là độ dài của năm cạnh ngũ giác
-
Ví dụ, chu vi của một hình ngũ giác có độ dài năm cạnh lần lượt là 4cm, 6cm, 8cm, 10cm, 12cm dựa vào công thức ta có:
-
P = 4 + 6 + 8 + 10 + 12 = 40cm
Tổng kết
Để có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu, cũng như các khoá học thì tại Happy Math có đầy đủ các yếu tố trên, cũng như có các kiến thức toán tiếng anh Happy Math về chu vi đa giác.
HappyMath sẽ luôn là người bạn đồng hành cùng trẻ trong suốt quá trình học, hãy liên hệ ngay với Happy Math khi bạn muốn tham gia các khoá học cũng như lộ trình học tập.