gia sư toán tiếng anh online - Happymath gia sư toán tiếng anh online - Happymath

HỌC STATISTICS TRONG TOÁN A LEVEL NHƯ THẾ NÀO ĐỂ ĐẠT ĐƯỢC ĐIỂM CAO?

Anh Đức 15/11/2021
HappyMath

Toán A level bao gồm nhiều học phần và trong đó Statistics là một phần khó đối với học sinh. Khi dạy học sinh chương trình A Level, mình gặp rất nhiều bạn học tốt Puremath nhưng lại có vấn đề với Statistics. Bài viết này sẽ chia sẻ những kinh nghiệm học Statistics để đạt điểm cao trong Toán A level.

Toán A Level bao gồm 3 phân môn: Puremath , Statistics và Mechanics. Cả 3 phân môn này đều có rất khó khăn với đa số các bạn từ IGCSE lên. Trong đó, mình đánh giá Statistics có nhiều thử thách nhất. Vậy đâu là cách giúp các bạn đạt điểm cao trong Statistics của toán A Level. 

Xin chào, mình la Đức. Mình là giảng viên toán của Happymath. Trong bài viết này, mình tập trung chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy statistics cho các bạn học sinh trường quốc tế như BIS, BVIS hi vọng sẽ giúp các bạn có thêm kinh nghiệm học Statistics cải thiện điểm số vào cuối năm.

Nếu bạn đang học chương trình IGCSE của trường quốc tế, bạn có thể tham khảo bài viết này nhé:

Đọc thêm: Làm thế nào để đạt được điểm A trong toán IGCSE

Đầu tiên phải khắng định, về độ khó, Statistics có thể coi là khó nhất trong 3 môn của Toán A level. Lí do đơn giản là, môn Puremath thì có nhiều topic trùng với IGCSE, môn Mechanics thì có nhiều trong Physics của IGCSE. Các bạn đều đã học đâu đó nhiều rồi. Nhưng statistics thì khá là ít gặp trong IGCSE, nếu có thì cũng chỉ học những topic rất dễ. Nên khi học sang statistics của A level hầu hết các bạn đều gặp nhiều khó khắn. 

Thứ 2, thời gian học của Statistics khá hạn chế trong chương trình học. Theo kinh nghiệm dạy của mình các bạn học A level trong nhiều năm, hầu hết các bạn đều được học statistics trong 3 4 tháng. Thậm chí là 2 3 tháng trước khi thi chính thức A level năm 1 ( hay còn gọi là AS Level) thời gian này không đủ để các bạn: vừa ôn lại puremath, vừa học mới statistics, và cũng không kịp để thích nghi với dạng đề thi. ( kể cả bạn có tăng thêm thời gian học). 

Tuy nhiên, mình có ba bước sau đây giúp các bạn có thể lên kế hoạch học tập tốt cho môn này để cải thiện điểm số. 

1. Lên kế hoạch học trước Statistics của A level

Đầu năm học, bạn nên lên kế hoạch học puremath và statistics sớm nhất có thể. Nếu trong chương trình học của bạn năm thứ nhất của A level có môn Statistics, đừng chờ giáo viên dạy rồi mới học. Hãy chủ động liên hệ với giáo viên để xin trước tài liệu và học nó. Có thể trên lớp các bạn khác vẫn đang học puremath với những topic đơn giản và bạn nghĩ rằng "chả tội gì phải tự làm khó bản thân cả, khi nào học tính sau, cứ chơi và học cái dễ trên lớp đã".

Toán A level không như thế được đâu. Khó hơn và đòi hỏi nỗ lực hơn rất nhiều. Mình giả sử nếu từ đầu năm học, các bạn học luôn statistics ( tự học) và trên lớp dạy về puremath. Đồng ý, các bạn đang chơi thì bạn phải học, nhưng hãy thử chờ đến cuối năm, khi các bạn khác không hiểu statistics là gì thì bạn đã đi được gần 3/4 tổng kiến thức của statistics rồi. Họ có cố cũng không kịp còn bạn thì không phải cố quá nhiều. Bạn đã chuẩn bị cho việc này từ đầu năm rồi và bây giờ bạn đã quá quen với statistics. 

Vậy nên nếu bạn chuẩn bị học A level và đọc được bài viết này, hãy cho mình một like nhé, à quên, hãy lên kế hoạch học statistics luôn nhé. Chắc chắn, mình cam đoan, bạn sẽ không hối hận vào cuối năm học đâu. 

2. Phân vùng chủ đề trong STATISTICS

Trong chương trình năm 1 của Statistics A level, có 7 topics. Các bạn nên chia những topic này thành những bộ có liên quan logic với nhau. Với những bạn đang học statistics trên lớp và đã không kịp học trước, đây sẽ là cách để bạn tiếp thu kiến thức của stat nhanh hơn. 

Hình dung đơn giản thế này ạ, chúng ta có 7 topics trong stat, nếu học rời rạc cả 7 topics này, chúng ta sẽ phải nhớ rất nhiều kiến thức nhỏ lẻ. Các bạn nên chia nó thành từng bộ có liên quan với nhau để nhớ kiến thức dễ hơn. 

Do mình đã từng có kinh nghiệm nên mình xin chia sẻ cách mình chia 7 topics này thành 3 bộ như sau : 

Bộ 1: Data presentation - Histogram - Probability

Bộ 2:  Discrete Random Variables - Binomial Distribution - Normal Distribution

Bộ 3: Combination and permutation.

Giải thích thêm chút nhé. Bộ 1 gồm 3 topic: Data-his-Probability bộ này các kiến thức có liên quan chặt chẽ với nhau, nhưng một vài trường lại tách nó ra. Có trường dạy data, rồi nghỉ, học cái khác, xong lại quay lại histogram rồi lại chuyển qua topic khác rồi mới quay lại probability. 

Để nhớ được nhiều kiến thức hơn, các bạn nên học theo một chuỗi 3 topics này liền nhau. Chúng có liên quan mà và khi đó bạn cũng dễ làm đề thi hơn. 

Tương tự ở bộ 2 cũng là 3 topics lớn liên quan chặt với nhau. Mình để theo thứ tự Dis rồi đến Bino rồi mới normal. Các bạn có thể học theo thứ tự này để hiểu các chuỗi kiến thức liên quan nhé. 

Và bộ thứ 3, không phải vô lý mà mình xếp nó là bộ 3, mà không phải bộ 1 hay 2. Tại nó khó nhất, mất nhiều công để hiểu nhất. Các bạn nên học cái này cuối cùng, sau khi đã xong 2 chủ đề lớn ở phía trên. 

3. Luyện đề thi theo phân vùng kiến thức

Học thế nào thì nên thi như vậy, bạn nên học hết kiến thức bộ 1, rồi làm đề thi thật theo bộ kiến thức đó. Sau đó mới chuyển sang kiến thức bộ 2 và luyện đề thi bộ 2. Mỗi khi chuyển sang một topics mới hãy tự hỏi "mình đã làm được bao nhiêu câu về topics này trong đề thi thật". 

Chú ý là nếu chỉ làm được bài tập trong sách giáo khoa thôi thì bạn sẽ bị "sock" khi làm đề thi đó. Đề thật nó khó hơn nhiều lắm. 

Với 3 cách này hi vọng các bạn có thể áp dụng và cải thiện điểm số của mình trong Statistics nhé. Ngoài ra, mình có khóa học Statistics trong toán A level và IB. Học thử hoàn toàn miễn phí. 

Hãy cho mình biết nếu bạn quan tâm đến việc tăng điểm STATISTICS trong toán A level nhé. 

Ngoài ra, bạn có thể nhận một bản pdf về chủ đề DATA theo đề thi thật trong Statistics A level ở link bên dưới nhé. 

 

 

Bạn đang xem: HỌC STATISTICS TRONG TOÁN A LEVEL NHƯ THẾ NÀO ĐỂ ĐẠT ĐƯỢC ĐIỂM CAO?
Bài trước Bài sau
Zalo Zalo
Hotline Hotline
Khuyến mãi Khuyến mãi
Đăng nhập
Đăng ký
Hotline: 0963296388
zalo